IMF nâng triển vọng kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở nên lạc quan hơn về nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh chiến dịch tiêm phòng Covid-19 đang diễn ra![]() Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, bà Gina Gopinath - Ảnh: Getty/CNBC. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở nên lạc quan hơn về nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh chiến dịch tiêm phòng Covid-19 đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, IMF lo ngại những biến chủng mới của Covid-19 có thể đặt ra rủi ro đối với phục hồi kinh tế. Hãng tin CNBC dẫn báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất công bố ngày 26/1 cho thấy IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số dự báo đưa ra hồi tháng 10. Về năm 2022, IMF cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng 4,2%. Cũng theo ước tính của IMF, kinh tế thế giới giảm 3,5% trong năm 2020. "Tình hình giờ đây phụ thuộc nhiều vào kết quả của cuộc chạy đua giữa biến chủng mới của virus và vaccine, cũng như khả năng của chính sách trong việc cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả cho tới khi đại dịch kết thúc", chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, bà Gita Gopinath, viết trong một bài blog. "Bấp bênh vẫn còn lớn và triển vọng của các quốc gia là rất khác nhau", bà Gopinath viết. Mấy tháng qua, số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 tăng mạnh trên toàn cầu, khi biến chủng mới của virus corona có tốc độ lây lan nhanh chóng hơn. Vì vậy, nhiều quốc gia phải siết chặt các biện pháp hạn chế Xã hội để chống dịch, dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế. Dù lạc quan hơn về triển vọng toàn cầu, IMF vẫn ít nhiều bi quan về Eurozone, khu vực gồm 19 nền kinh tế thành viên. Dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 của Eurozone bị IMF cắt giảm 1 điểm phần trăm so với lần dự báo trước, còn 4,2%. Dự báo tăng trưởng năm nay của cả 4 nền kinh tế lớn nhất khu vực, gồm Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha, đều bị cắt giảm. Theo báo cáo, hoạt động kinh tế ở Eurozone đã giảm tốc trong quý 4/2020 và xu hướng này có thể tiếp diễn trong quý 1/2021. IMF không cho rằng nền kinh tế Eurozone sẽ quay trở lại mức sản lượng như ở thời điểm cuối năm 2019 trước cuối năm 2022. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ được IMF dự báo tăng tốc trong năm 2021. Báo cáo nâng dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ thêm 2 điểm phần trăm, nhờ đà phục hồi được đẩy nhanh trong nửa cuối năm 2020 và các biện pháp kích cầu mới. Theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm nay. Tháng 12 vừa qua, Quốc hội Mỹ phê chuẩn một gói kích cầu trị giá 900 tỷ USD. Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đề xuất thêm một gói kích cầu trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng 8% trong năm nay, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10. "Kinh tế Trung Quốc đã quay trở lại mức trước đại dịch trong quý 4/2020, đi trước tất cả các nền kinh tế lớn khác. My được dự báo sẽ vượt qua mức trước đại dịch trong năm nay, đi trước khu vực Eurozone", bà Gopinath nhận định. IMF dự báo 5 nền kinh tế hàng đầu trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam - tăng 5,2% trong 2021, giảm 1 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. IMF tiếp tục nhấn mạnh các chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của nước mình thông qua các biện pháp kích cầu bằng tài khóa nhằm đẩy mạnh sự phục hồi. "Hành động chính sách cần đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho tới khi phục hồi diễn ra vững chắc", bà Gopinath nói. |
Bình luận của bạn về bài viết !
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp tư nhân Thái Lan muốn tự nhập vaccine Covid-19 để tiêm cho giới giàu (2021-03-09 15:50:05)
- Tấm séc kích cầu 1.400 USD/người là quá ít so với chi tiêu của người dân Mỹ? (2021-03-09 15:25:04)
- Tấm séc kích cầu 1.400 USD là quá ít so với chi tiêu của người dân Mỹ? (2021-03-09 14:25:09)
- Lợi nhuận khổng lồ của các (2021-03-09 13:50:04)
- Khủng hoảng cát toàn cầu đang diễn ra trầm trọng thế nào? (2021-03-09 09:05:03)
- Giá dầu giảm đột ngột sau khi vượt 70 USD/thùng (2021-03-09 08:15:09)
- AirAsia triển khai dịch vụ taxi bay từ năm 2022 (2021-03-08 15:25:08)
Tin mới về
- Pha xử lý đi vào lòng đất: Thí sinh Sáng Tạo Doanh bị làm mờ khiến fan tưởng... không mặc quần (2021-03-09 16:35:02)
- Nhân sự cấp cao là nhóm bị giảm lương nhiều nhất do COVID-19 (2021-03-09 16:35:05)
- Bổ nhiệm hai phó bí thư tỉnh đoàn nhận công tác mới (2021-03-09 16:35:03)
- Các thị trường chứng khoán lớn đồng loạt lao dốc (2021-03-09 16:30:02)
- Xe tải chở bật lửa bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, tài xế nhảy khỏi cabin thoát thân (2021-03-09 16:25:08)
- Trịnh Xuân Thanh khai có người góp tiền mua đất Tam Đảo (2021-03-09 16:25:05)
- Phần cuối của Evangelion nối gót Thanh gươm diệt quỷ công phá phòng vé Nhật (2021-03-09 16:25:03)
- Muốn biết nguyên nhân tại sao cuộc đời bạn luôn không thuận lợi, sự nghiệp chưa thăng tiến, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ (2021-03-09 16:25:13)
- Mina (AOA) bất ngờ lên tiếng về danh tính sao nam nổi tiếng cưỡng hiếp cô, dân tình phẫn nộ vì plot twist quá lú (2021-03-09 16:25:10)
- Hóa ra Decao và Châu Bùi vẫn còn mối liên hệ sau khi chia tay nhau hơn cả năm trời (2021-03-09 16:25:12)
- Dự án đất thuê 1.000 ha xin chuyển sang đất ở đô thị (2021-03-09 16:25:06)
- Chiến sự Houthi-Saudi Arabia leo thang: Liên Hợp Quốc và Mỹ hối thúc đối thoại (2021-03-09 16:25:11)
- V.League 2021 trở lại: Trận đấu đầu tiên được phép đón khán giả (2021-03-09 16:15:08)
- Trí tuệ nhân tạo của OpenAI mắc sai lầm (2021-03-09 16:15:06)
- Rùng mình với câu chuyện về một nhà sản xuất tung hẳn bài hát công kích một idol nữ gen 3 vì... yêu đơn phương nhưng không được đáp lại tình cảm (2021-03-09 16:15:03)
- Hà Nội chỉ tiêm vắc xin Covid-19 cho 30 người trong ngày đầu tiên (2021-03-09 16:15:04)
- Đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 72 chiếc ô tô đã qua sử dụng (2021-03-09 16:15:07)
- Trịnh Công Sơn bị soi dùng kính hiệu chất đét trong trailer, thực hư ra sao? (2021-03-09 16:10:04)
- Sàn HOSE tiếp tục bị ‘đơ, giao dịch chậm (2021-03-09 16:10:02)
- Người phụ nữ 36 tuổi qua đời vì ung thư dạ dày, bác sĩ khuyến cáo tránh uống rượu và ăn 6 loại thực phẩm sau trước khi đi ngủ (2021-03-09 16:10:05)