Kinh tế châu Âu đang bị trói chân
Kinh tế châu Âu có thể bị tụt lại phía sau bởi gói kích thích nhỏ giọt và việc phân phối vaccine COVID-19 chậm.kinh tế châu Âu có thể quay trở về mức trước khủng hoảng vào đầu năm 2023 - muộn hơn 6 tháng đến 1 năm so với Mỹ. Trong khi nước Anh đang nỗ lực tiêm vaccine nhanh để đưa nền kinh tế quay lại trạng thái bình thường mùa hè này. Còn Mỹ sẽ dựa vào gói kích thích khổng lồ tiếp theo trị giá 1.900 tỷ USD. Cả hai điều này Liên minh châu Âu (EU) đều không có và có thể bị tụt lại phía sau. Chỉ mới có trong tay gần 31 triệu liều vaccine, đủ cho khoảng 6% dân số, chiến dịch tiêm vaccine của EU đang bị phủ bóng bởi sản xuất trì trệ, nguồn cung thiếu hụt và thách thức về phân phối. Việc này khiến các nhà hoạch định chính sách khó vạch ra lối thoát rõ ràng cho nền kinh tế. Trong khi các lệnh hạn chế đang dần được gỡ bỏ tại một số nước, các quốc gia khác lại muốn gia hạn do số ca mắc vẫn ở mức cao. ![]() Kinh tế châu Âu bị "trói chân" do kích thích nhỏ giọt và phân phối vaccine chậm. (Ảnh: Telegraph) Ông Valdis Dombrovskis - Phó Chủ tịch Ủy ban châu ÂU (EC) cho biết: "Dựa trên các dự báo hiện nay, EU nên tiếp tục việc đình chỉ các quy định phải giới hạn thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP và nợ công ở mức 60% GDP cho đến năm 2022, khi kinh tế các nước có thể trở về như trước khi khủng hoảng y tế bùng phát. Còn khi chúng ta bước sang giai đoạn hậu COVID-19, các nước nên tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy quá trình phục hồi bền vững". Khi đại dịch bùng phát tại châu Âu tháng 3/2020, Ngân hàng Trung ương châu Âu và các chính phủ được khen ngợi vì hành động nhanh chóng khi tung ra hàng nghìn tỷ USD cứu trợ dưới dạng mua lại trái phiếu và bảo lãnh cho vay đã hỗ trợ các doanh nghiệp và lao động, ngăn tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục. Các nhà kinh tế học cho rằng số tiền này chỉ đủ ngăn kinh tế lao dốc. Chi tiêu công phát sinh thêm chỉ chiếm từ 4% - 11% GDP các nước châu Âu, theo IMF. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Anh là 16% và Mỹ là gần 17%. Con số này sẽ lên 25% nếu gói 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden được thông qua. ![]() Kinh tế châu Âu có thể quay trở về mức trước khủng hoảng vào đầu năm 2023 - muộn hơn 6 tháng đến 1 năm so với Mỹ. Ảnh minh họa/Nguồn: independent.com.mt Việc châu Âu tung ra gói giải cứu kỷ lục trị giá 800 tỷ Euro nửa cuối năm nay có thể là cú hích cho khối này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nó cũng không thể thay đổi "cuộc chơi". Gói này sẽ được giải ngân trong vài năm, khó tạo ra khác biệt lớn với những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất. Ông Carsten Brzeski - Giám đốc Nghiên cứu tại ING tại Đức cho biết: "Chi tiêu công nhỏ giọt và nhiều nền kinh tế phụ thuộc lớn vào Du lịch sẽ càng khiến tốc độ phục hồi bị ảnh hưởng. Châu Âu sẽ phục hồi nhưng muộn và yếu hơn những nơi khác. Kinh tế châu Âu có thể quay về mức tiền khủng hoảng vào đầu năm 2023 - muộn hơn 6 tháng đến một năm so với Mỹ". Sau khi tăng trưởng mạnh quý III kinh tế châu Âu lại co lại trong quý IV/2020 khi các chính phủ tái áp đặt lệnh phong tỏa vì số ca nhiễm và tử vong tăng vọt. Ủy ban châu Âu vừa phải hạ dự báo tăng trưởng của khối năm nay từ 4,1% về 3,7%. ![]() * Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo! |
Bình luận của bạn về bài viết !
Có thể bạn quan tâm
- Doanh thu teo tóp của xe bus Hà Nội (2021-04-16 20:25:09)
- Bộ GTVT nói gì về việc không giao vốn bảo trì cho ngành đường sắt? (2021-04-16 20:20:02)
- Các chuyến bay tư nhân được cấp phép từng chuyến (2021-04-16 20:05:05)
- Tìm kế thoát Covid: Doanh nghiệp lữ hành phải tự làm mới mình (2021-04-16 17:25:04)
- Kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời (2021-04-16 17:25:05)
- Kinh tế Mỹ phát đi nhiều tín hiệu khả quan (2021-04-16 17:00:06)
- Hơn 11.000 lao động ngành đường sắt có nguy cơ phải bỏ việc (2021-04-16 17:00:04)
Tin mới về
- Hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai bị cách hết các chức vụ trong Đảng (2021-04-16 20:55:03)
- Triệu Lệ Dĩnh bùng nổ visual tại sự kiện hôm nay: Váy ngắn cũn cỡn khoe đôi chân dài nuột, nhan sắc zoom cận cảnh gây bâo (2021-04-16 20:50:10)
- Fan xuýt xoa khi Rap Việt chịu chi, dựng sân khấu đầu tư tại Shield Saigon (2021-04-16 20:50:11)
- Con trai nuôi ca sĩ Thanh Thảo: Mới lớp 3 nhưng đã thông thạo tiếng Anh vanh vách, theo học ngôi trường siêu đắt đỏ (2021-04-16 20:50:13)
- Có gì bên trong chuyên cơ siêu thanh của Tổng thống Mỹ? (2021-04-16 20:50:15)
- Chính quyền xã đề nghị cảnh giác trước việc thổi giá đất tăng 20 lần (2021-04-16 20:50:08)
- Chàng trai Việt sở hữu loạt ca khúc ấn tượng mang đậm vibe quốc tế, soi ra profile đúng không phải dạng vừa (2021-04-16 20:50:12)
- Tưởng phải chịu kiếp thâm nám suốt đời nhưng cô nàng này đã tìm được liệu trình chân ái, lấy lại da xịn trong đúng 2 tháng! (2021-04-16 20:45:06)
- Hồi hộp vì lần đầu cầu hôn, thanh niên xếp hoa thành hình dáng lạ khiến anh shipper phải bắt tay trợ giúp (2021-04-16 20:45:02)
- HTX Anh Đào tiếp tục chây ỳ trả tiền thuê đất của nông dân (2021-04-16 20:35:02)
- Trung Quốc, Mông Cổ chìm trong đợt bão cát lịch sử (2021-04-16 20:25:03)
- Hà Nội: Nhiều học sinh trường Newton và Pascal nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa (2021-04-16 20:25:10)
- Doanh thu teo tóp của xe bus Hà Nội (2021-04-16 20:25:09)
- Chàng trai bóc phốt thành phẩm luộc ngô xấu đau đớn của người yêu, ai ngờ chỉ vì dùng sai 1 từ lại bị chê bẽ mặt (2021-04-16 20:25:12)
- Thành viên boygroup xấu hổ vì nhận được 0 phiếu bầu từ các nhóm nhạc khác ở Kingdom (2021-04-16 20:20:03)
- Bộ GTVT nói gì về việc không giao vốn bảo trì cho ngành đường sắt? (2021-04-16 20:20:02)
- Phí Phương Anh lại sắp ra MV rồi làng nước ơi, sẽ thêm một thảm hoạ âm nhạc hay quay đầu là bờ? (2021-04-16 20:15:03)
- Hé lộ chuyên cơ mới xấp xỉ 517 triệu USD của Tổng thống Putin (2021-04-16 20:15:04)
- Clip: Mặt hồ phẳng lặng bỗng xuất hiện cột nước cao phun trào như vòi rồng khiến nhiều người kinh hoàng, sự thật phía sau gây lo ngại (2021-04-16 20:15:05)
- Ngồi học 16 tiếng 1 ngày, nữ sinh 13 tuổi bị thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ cảnh báo căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa (2021-04-16 20:10:04)