Nhìn qua đồng phục đến trường của học sinh ở các quốc gia trên thế giới, ẩn sau mỗi thiết kế đôi khi là những lý do riêng đặc biệt
Ở mỗi quốc gia, đồng phục cho học sinh khi đến trường lại có những nét đẹp và ý nghĩa rất riêng.Việc có nên bắt buộc học sinh mặc đồng phục đến trường hay không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, theo ý kiến từ những người ủng hộ, đồng phục có nhiều lợi ích nhất định trong việc ý thức cho trẻ tính kỷ luật, sự bình đẳng và đoàn kết trong môi trường học đường. Trên thực tế, ở mỗi nước, đồng phục đi học cho trẻ lại có những kiểu thiết kế riêng biệt rất thú vị. Đằng sau những bộ đồ đó đôi khi là sự tính toán kĩ lưỡng về màu sắc, kiểu dáng, độ ngắn dài,... để tạo ra được thành phẩm cuối cùng phù hợp áp dụng cho học sinh nước đó. Nào cùng nhìn qua đồng phục đi học của trẻ em các nước nhé! Anh QuốcQuy định về trang phục đến trường rất nghiêm ngặt ở Anh. Bộ đồng phục đầu tiên tại nước này có màu xanh lá. Màu này được cho là có thể dạy trẻ em cách ngăn nắp và bình tĩnh (và loại vải được chọn có giá rẻ nhất). Ngày nay, mỗi trường học đều có đồng phục và biểu tượng riêng của trường. Một số trường thậm chí còn có quy định nghiêm ngặt đến mức không cho phép học sinh mặc quần đùi ngắn trong tiết trời mùa hè nóng nực. Nam sinh của một trường tại Anh sau đó đã đồng loạt mặc váy đến trường để đòi lại công bằng. Vì điều này, nhiều trường đã thiết kế những bộ đồng phục nhằm tránh phân biệt giới tính nhất có thể. ![]() Hệ thống giáo dục của Úc "học tập" khá nhiều từ Vương quốc Anh. Đồng phục học sinh của họ rất giống đồng phục của Anh, chỉ khác là chúng thoáng và nhẹ hơn. Nhiều trường học cũng yêu cầu học sinh đội mũ do khí hậu quá nắng nóng vào mùa hè. ![]() Có khá nhiều đồng phục khác nhau ở Cuba: áo màu trắng quần đỏ, hoặc áo màu xanh lam với phần dưới màu xanh đậm. Tuy nhiên thường học sinh sẽ phải đeo cà vạt màu đỏ hoặc xanh, giống với học sinh Liên Xô cũ. ![]() Ở Indonesia, màu sắc đồng phục của học sinh khác nhau tùy theo giai đoạn giáo dục. Phần áo phía trên luôn có màu trắng, nhưng phần dưới có thể có màu đỏ, xanh đậm hoặc xám. Điều thú vị hơn là sau khi các học sinh vượt qua kỳ thi quốc gia, họ có truyền thống ăn mừng sự "tự do" của mình bằng cách sơn đồng phục của nhau bằng bút lông và sơn phun nhiều màu. ![]() Học sinh Trung Quốc có nhiều hơn một bộ đồng phục sử dụng cho riêng ngày lễ và ngày thường, cho mùa hè và mùa đông. Đồng phục hàng ngày của nữ sinh và nam sinh gần như giống hệt nhau và có thiết kế giống đồ thể thao. ![]() Tất cả trẻ em đều phải mặc đồng phục khi đi học, nhưng tại Ghana, giống như phần lớn các nước châu Phi, người dân còn nghèo cùng mức thu nhập bình quân rất thấp. Vì vậy, việc mua đồng phục là một trong những trở ngại khiến nhiều đứa trẻ không được học hành đến nơi đến chốn. Năm 2010, chính phủ đã phổ biến miễn phí đồng phục cho học sinh trên khắp cả nước. ![]() Đồng phục học sinh ở Syria đã được thay đổi từ màu kaki sang màu sáng hơn (xanh lam, xám và hồng) từ rất lâu trước khi xảy ra xung đột Quân sự vì lý do chính trị. Nó tượng trưng cho ước nguyện được sống trong hòa bình ở Trung Đông. ![]() Một quốc gia khác mà học sinh mặc trang phục dân tộc truyền thống để đến trường là Bhutan. Quần áo của các bé gái được gọi là "kira" và của các bé trai được gọi là "gho". Trước đây, trẻ em thường mang theo tất cả sách giáo khoa và đồ dùng học tập bằng cách để trong quần áo, nhưng bây giờ đã có balo hoặc túi xách thay thế. ![]() Ở Hàn Quốc, trẻ em học từ sáng đến tận tối muộn. Chính vì vậy, không có gì lạ khi nhiều người trong số họ nghĩ rằng trường học là không gian của thanh xuân lãng mạn bởi chúng dành phần lớn cuộc đời mình ở đó. Vì vậy riêng tại Hàn Quốc, hình ảnh học sinh mặc đồng phục khá phổ biến ngay cả bên ngoài trường học, thậm chí trên phim ảnh. ![]() Ở Triều Tiên, đồng phục học sinh là bắt buộc: nữ sinh mặc váy còn nam sinh mặc áo sơ mi với quần. Nhưng phần gây tò mò nhất trên bộ đồng phục là chiếc khăn quàng đỏ bắt buộc. Nó được cho là biểu tượng ủng hộ nền chính trị của Triều Tiên. ![]() Ở Sri Lanka, học sinh phải mặc đồng phục màu trắng. Nữ sinh mặc váy kết hợp cùng áo trắng và cà vạt, nam sinh mặc áo sơ mi trắng và quần đùi xanh. Vào những dịp đặc biệt, nam sinh mặc quần đùi trắng. ![]() Hầu hết các trường học ở Ấn Độ đều có đồng phục bắt buộc. Nam sinh thường phải mặc áo sơ mi ngắn tay, quần ngắn, đi tất và giày tối màu. Tuy nhiên, nữ sinh sẽ mặc váy áo dài đến đầu gối kếp hợp cùng quần dài. ![]() Nguồn: Bright Side ![]() Theo Trí Thức Trẻ |
Bình luận của bạn về bài viết !
Có thể bạn quan tâm
- Một phụ nữ trúng độc đắc nhờ dãy số chiêm bao của chồng (2021-01-25 23:20:03)
- Xác định vắc xin vô hiệu hóa biến thể SARS-CoV-2 mới đang hoành hành ở Anh, Nam Phi (2021-01-25 23:05:04)
- Hình ảnh hiển vi đầu tiên về biến thể mới virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh (2021-01-25 23:05:03)
- Đài Loan xua đuổi gần 4.000 tàu hút cát lậu Trung Quốc trong năm 2020 (2021-01-25 23:00:03)
- Israel trục xuất cựu hiệu trưởng lạm dụng tình dục hàng chục học sinh (2021-01-25 22:55:03)
- Phát hiện xác chết dạt bờ khổng lồ nhất từ trước đến nay, nhưng đau lòng nhất vẫn là lý do giúp con người tìm ra nó (2021-01-25 22:35:02)
- Tổ chức hôn lễ xa hoa bậc nhất năm 2018, ái nữ của đại gia giàu nhất Malaysia giờ có cuộc sống ra sao? (2021-01-25 22:05:02)
Tin mới về
- Ra MV sau nhưng Đom Đóm của Jack đã vượt mặt lượt view MV Sơn Tùng M-TP giữa drama trà xanh, so lượt dislike càng đáng chú ý (2021-01-25 23:25:04)
- Nhờ cao tay chỉnh váy mà Dương Mịch khoe được đôi chân cực phẩm, hack tuổi trẻ trung đến gái 20 cũng ghen tị (2021-01-25 23:25:05)
- Đi bộ trên đường sắt, người phụ nữ bị tàu hỏa tông chết thảm (2021-01-25 23:25:03)
- Vào quán nước muốn xin pass Wi-Fi, cô gái bật cười vì lỗi nhầm nhọt siêu đáng yêu trên tấm biển (2021-01-25 23:15:02)
- Một phụ nữ trúng độc đắc nhờ dãy số chiêm bao của chồng (2021-01-25 23:20:03)
- Con gái tiểu tam chơi lớn, quyết khô máu với chính thất của bố ở Hướng Dương Ngược Nắng tập 19 (2021-01-25 23:10:03)
- Xác định vắc xin vô hiệu hóa biến thể SARS-CoV-2 mới đang hoành hành ở Anh, Nam Phi (2021-01-25 23:05:04)
- Hình ảnh hiển vi đầu tiên về biến thể mới virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh (2021-01-25 23:05:03)
- Đài Loan xua đuổi gần 4.000 tàu hút cát lậu Trung Quốc trong năm 2020 (2021-01-25 23:00:03)
- Thu giữ hơn 1 tấn hạt hướng dương tẩm ướp gia vị toàn chữ Trung Quốc (2021-01-25 22:55:04)
- Israel trục xuất cựu hiệu trưởng lạm dụng tình dục hàng chục học sinh (2021-01-25 22:55:03)
- HOT: Rosé tung teaser video MV solo, visual xinh ngất và giọng hát hoàn hảo nhưng fan chỉ sợ tên bài là… Coming Soon (2021-01-25 22:55:06)
- Sự bao dung của người phụ nữ suýt mất mạng dưới tay chồng cũ (2021-01-25 22:40:03)
- Phát hiện xác chết dạt bờ khổng lồ nhất từ trước đến nay, nhưng đau lòng nhất vẫn là lý do giúp con người tìm ra nó (2021-01-25 22:35:02)
- Chân dung các “con nhà người ta” tại giải bóng rổ học sinh Hà Nội (2021-01-25 22:25:02)
- Đồng nghiệp công nhận 5 main dancer nhảy giỏi: Jimin lọt top thay vì j-hope, đại diện girlgroup Gen 3 không phải Momo hay Lisa (2021-01-25 22:20:02)
- Dân lập trình kiếm tiền 'ngon ơ' như thế nào: Sinh viên năm 3 ĐH Bách khoa viết 1 đoạn code trong 2 giờ, kiếm 1.000 USD sau 3 ngày (2021-01-25 22:15:03)
- Thiếu gia Hiếu Nguyễn bất ngờ unfollow bản sao Châu Bùi sau vài tháng nghi hẹn hò, liệu có toang? (2021-01-25 22:10:02)
- Thêm một tuyển thủ Việt Nam đứt dây chằng, nghỉ hết mùa giải 2021 (2021-01-25 22:10:03)
- Tổ chức hôn lễ xa hoa bậc nhất năm 2018, ái nữ của đại gia giàu nhất Malaysia giờ có cuộc sống ra sao? (2021-01-25 22:05:02)